skip to Main Content
Menu
096.3309768 clbvanhanhchungcu@gmail.com

Tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo Thông tư 06 của Bộ Xây dựng

Hiện nay, một số Ban quản trị nhà chung cư lúng túng khi triển khai chuẩn bị và tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo Thông tư 06/2019/TT-BXD (ban hành ngày 31/10/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư, tại Thông tư 02 và 28). Bài viết này sẽ giúp cho các ban quản trị giải quyết các khúc mắc.

Về cơ bản, tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo Thông tư 02 và Thông tư 06 có một khác biệt đáng lưu ý nhất là: “Quyền biểu quyết tại hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được tính theo diện tích sở hữu riêng của chủ sở hữu căn hộ, chủ sở hữu phần diện tích khác trong nhà chung cư theo nguyên tắc 1 m2 diện tích sở hữu riêng tương đương với 01 phiếu biểu quyết”.

Việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu tiên thực hiện theo thông tư 06 Ban quản trị cần lưu ý các công việc sau:

Một là, sửa đổi bổ sung Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư theo Thông tư 06 để trình Hội nghị nhà chung cư thông qua. Thông tư 06 có một số thay đổi, ví dụ như về quyền biểu quyết như đã nói ở trên, về biểu quyết của ban quản trị…, ban quản trị nghiên cứu để cập nhật.

Nếu có quy chế tổ chức hội nghị, quy chế bầu cử thì phải thực hiện các sửa đổi liên quan đến biểu quyết.

Trên cơ sở đó, Hội nghị nhà chung cư thông qua để thực hiện tại Hội nghị này và các Hội nghị sau tiếp tục thực hiện.

Hai là, việc biểu quyết và tổ chức bầu cử. Trước đây, mỗi chủ sở hữu chỉ có 01 phiếu biểu quyết, thì nay có số phiếu tương đương với diện tích m2 diện tích sở hữu. Cho nên, mỗi chủ sở hữu/người được ủy quyền khi tham dự nên phát 01 Thẻ biểu quyết. Thẻ biểu quyết có thể in các màu khác nhau, hoặc được đánh số hiệu/ký hiệu để tiện thống kê kết quả biểu quyết khi không biểu quyết bằng Phiếu kín, thường chỉ thực hiện khi bầu cử (giơ thẻ biểu quyết).

Tương tự như vậy, ta có thể chuẩn bị phiếu bẩu cử theo hình thức như vậy, nếu ta lựa chọn bầu cử theo hình thức “bầu dồn phiếu”. Cụ thể về vấn đề này tôi đã có bài viết riêng để phân tích (https://caulacboquanlytoanha.vn/bieuquyet-va-bau-cu-tai-hoi-nghi-nha-chung-cu-theo-thong-tu-06/).

Việc bầu cử nên bầu cử theo hình thức bầu dồn phiếu, để tránh trường hợp một số chủ sở hữu có số phiếu cao có thể tác động đến kết quả bầu cử. Bầu dồn phiếu được hiểu đơn giản như sau:

Hội nghị xác định bầu 05 thành viên ban quản trị, thì 01 chủ sở hữu đang sở hữu 100 m2, thay vì có 100 phiếu biểu quyết, sẽ có 500 phiếu biểu quyết. Như vậy mỗi người được bầu sẽ nhận được 100 phiếu. Như vậy về hình thức phiếu bầu cử có thể vẫn giữ như trước đây, chỉ khác khi tổng hợp kết quả bầu cử.

Một số người sẽ thắc mắc là như vậy có đúng quy định hay chưa? Vấn đề này Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư chưa có quy định chi tiết, nhưng cũng không cấm, nó đang được áp dụng trong quy định về bầu cử Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp. Thực tế đã có một số tòa nhà thực hiện và được chính quyền chấp nhận.

Nếu không là bầu dồn phiếu, thì 100 phiếu kia sẽ được chia cho 5 người được lựa chọn. Có tòa nhà quy ước là mỗi người sẽ nhận được 20 phiếu, nhưng đây là quy ước chưa đúng, nếu như vậy phải làm bầu dồn phiếu. Vì theo quyền dân chủ, mỗi ứng viên có thể nhận được số phiếu khác nhau, chỉ cần đảm bảo sao cho tổng số phiếu không vượt quá số phiếu của họ (100 phiếu). Chính điều này sẽ dẫn đến một số người có thể nhận số phiếu rất cao, nếu tòa nhà có quy định phải đạt quá bán mới trúng cử mà không lấy từ cao xuống thấp thì có thể sẽ dẫn đến phải bầu cử bổ sung hoặc bầu cử lại.

Trên đây là quan điểm cá nhân của tôi, các tòa nhà có thể căn cứ vận dụng cho phù hợp. Còn vấn đề gì chưa được rõ vui lòng liên hệ: 0963309768 (FB)/0919679192 (zalo) để được hỗ trợ.

Trần Khánh (Chủ tịch CLB quản lý tòa nhà Hà Nội)

Bình Luận FaceBook

Đối tác

kich-thuoc-logo
logo-web-bach-thang
kich-thuoc-logo
kich-thuoc-logo
kich-thuoc-logo
kich-thuoc-logo
kich-thuoc-logo
kich-thuoc-logo
Back To Top
Copyright 2018 © CLB Quản Lý Tòa Nhà Hà Nội | Thiết kế bởi Web Bách Thắng